Cây si – cách trồng và chăm sóc cây si

Nguồn gốc xuất xứ của cây si

  • Tên tiếng anh là Chinese Banyan, Malayan Banyan
  • Tên khoa học là Ficus microcarpa L
  • Họ Dâu tằm Moraceae
  • Nguồn gốc từ các nước Đông Nam Á và Australia

Cây si là loại cây cảnh được trồng nhiều ở dạng bonsai cho các sân vườn hoặc thiết kế sân vườn mini hoặc các bản tiểu cảnh sân vườn nhỏ bonsai, cây si cũng có thể được trồng 1 mình đặt trong chậu nhưng cũng có thể trồng làm 1 cây bonsai nhỏ cho một bản thiết kế sân vườn lớn, nó sẽ là một trong những cảnh làm điểm nhấn cho bản thiết kế sân vườn đó.

Đặc điểm nổi bật của cây si

  • Thân cây thuộc dạng thân gỗ cao, nếu cây được chăm sóc tốt chiều cao của cây có thể đạt tới 30m. Cây phân chia nhiều cành nhánh từ gốc tới ngọn, phần đa mọc ngang từ gốc với lượng rễ phụ lớn.
  • Khi cây trưởng thành lớp rễ phụ buông dài từ thân xuống, rễ mảnh như những sợi dây đung đưa trước gió. Có nhiều bộ rễ phát triển mạnh đâm sâu cả xuống đất khiến cho cây thêm phần chắc chắn hơn. Trên thân cây có nhựa trắng nếu cây bị trầy xước hoặc chặt vào thân có lớp mủ trắng chảy ra.
  • Lá cây si có hình trái xoan mọc so le với nhau. Màu xanh nhẵn bóng của lá mặt trên đậm hơn mặt dưới. Phiến lá nhỏ nhắn, mép lá nguyên, chiều dài của lá từ 10 đến 15cm, chiều rộng chừng 5 đến 6 cm.
  • Cây cho hoa và quả từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm. Quả mọc thành từng chùm trên ngọn hoặc trên cành nhánh. Quả si không có cuống mà được mọc trực tiếp từ chùm. Quả có dạng hình cầu nhiều khi nhìn quả như những quả trứng khi còn non có màu xanh chín chuyển màu vàng rồi đỏ đến đen thì tự rụng.
cay-si_12

Hình ảnh cây si

Cách trồng và chăm sóc cây si

  • Nhân giống: bạn có thể lựa chọn việc nhân giống bằng phương pháp chiết cành, giâm hom,..Việc giâm hom được lựa chọn nhiều nhất, chọn cây giống trên 2 năm tuổi là có thể cắt cành giâm được.
  • Nguyên tắc tạo hình cân đối: cây cần có thiết kế đẹp để cân bằng toàn diện từ sự tạo hình đến việc kết hợp giữa các chậu cảnh và cây. Rễ cây ăn lan trên mặt đất tạo thêm ấn tượng cho cây. Rễ cần cho lan ra nhiều hướng và bò rộng ra tạo cho phần thân có chỗ dựa vững chắc dù có mưa bão.
  • Cành cây cần được uốn nắn và buộc dây kẽm điều chỉnh sao cho đẹp mắt.
  • Thân cây là nét đẹp quan trọng nhất của cây là phần ngọn cây, nếu cây mọc quá thẳng sẽ làm hỏng sự hài hòa của hình dáng cây.
  • Tạo hình cho cây bằng dây kẽm buộc uốn những cành mọc chĩa lên có thể uống ngang hoặc vuốt xuống sao cho đẹp mắt. Cây uốn bằng dây kẽm có thể uốn được quanh năm mùa nào cũng được.
  • Sang chậu và thay đất cho cây: sau khi thấy bộ lá cây kém tươi và uốn nhuộm vào vàng, cành không thể mọc thêm thì tiến hành thay chậu cây. Nên lựa chọn mùa xuân hoặc đầu mùa mưa để sang chậu là hợp lý nhất. Tiến hành tưới nước trước đó một ngày cho đất ẩm chỉ việc nghiêng chậu ra là chuyển cây được.
  • Cắt bỏ hết phần rễ lớn và phần rễ con đã già chừa lại phần rễ non. Cắt cành gọn gàng không được dập nát cành.
  • Bón phân: định kỳ cứ 1 đến 2 tháng bón phân cho cây 1 lần để cây có đủ dinh dưỡng nuôi thân. Nếu cây trồng trong chậu cứ 3 đến 4 tháng thay đất cho cây 1 lần bằng cách hớt bỏ ¼ lượng đất trên bề mặt thay thế lớp đất mới vào
  • Phun phân bón cho cây vào thời kỳ cây đang lớn hoặc sau thời gian cắt tỉa cành. Phun phân bón định kỳ 7 đến 10 ngày 1 lần cho cây hấp thụ tốt nhất.
  • Hoặc có thể phun phân sau thời gian chuyển chậu hoặc cắt tỉa cành lá.
  • Phun định kỳ cho cây 10 ngày sau mỗi đợt cây ra quả để có đủ dinh dưỡng mọc lá mới và quả được đẹp hơn

Xem thêm: Cây hoa môc lan cây hoa cây cảnh bóng mát trồng độc đáo ở sân vườn chi tiết xem thêm về hoa mộc lan tại: Cây hoa mộc lan đẹp